THỦ TỤC NHẬP KHẨU DẦU NHỜN (DẦU ĐỘNG CƠ, DẦU THỦY LỰC, DẦU CÔNG NGHIỆP)

Dầu nhờn động cơ là gì?

Với những người sử dụng xe máy thì dầu nhờn là sản phẩm đã quá quen thuộc. Dầu nhờn giúp bôi trơn động cơ, làm sạch máy móc, làm mát động cơ và giúp tiết kiệm nhiên liệu. Từ đó động cơ sẽ  hoạt động trơn tru và hiệu quả hơn. Vậy dầu nhờn động cơ là gì?

Dầu nhờn động cơ được tạo nên bởi dầu gốc và phụ gia. Dầu gốc ở đây có thể là dầu gốc tổng hợp hoặc dầu khoáng. Phụ gia bao gồm các loại như phụ gia giúp tăng chỉ số độ nhớt, phụ gia giúp giảm ma sát, phụ gia làm giảm ăn mòn, phụ gia chống oxy hóa, phụ gia ức chế gỉ, phụ gia giảm điểm đông, phụ gia phân tán muội cặn. Hiện nay các sản phẩm dầu nhờn động cơ có thể sử dụng cho cả động cơ xăng và động cơ dầu. Chúng được sử dụng cho động cơ đốt trong 2 kỳ và 4 kỳ.

Căn cứ pháp lý và chính sách nhập khẩu dầu nhờn động cơ

Theo quy định hiện nay thì dầu mỡ nhờn động cơ không phải là hàng hóa cấm xuất nhập khẩu. Do đó các doanh nghiệp có thể nhập khẩu hàng hóa này bình thường. Tuy nhiên với doanh nghiệp có vốn tư nước ngoài FDI muốn nhập khẩu mặt hàng này thì phải xin giấy phép của Bộ Công Thương. Thủ tục nhập khẩu dầu nhờn động cơ phải làm công bố hợp quy và kiểm tra chất lượng. Quy định này dựa trên một số văn bản, thông tư đã được ban hành.

Căn cứ pháp lý và chính sách nhập khẩu dầu nhờn động cơ

Dẫn chứng pháp lý

Thông tư 10/2018/TT-BKHCN quy định, mặt hàng dầu nhờn động cơ phải được kiểm tra chất lượng theo quy chuẩn Việt Nam QCVN 14:2018/BKHCN. Như vậy mặt hàng dầu mỡ nhờn thuộc quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Thông tư 06/2018/TT-BKHCN: Dầu nhờn động cơ nhập khẩu phải được chứng nhận hợp quy trước khi phân phối trên thị trường.

Thông tư số 34/2013/TT-BCT về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI. Theo đó, các doanh nghiệp này không được quyền nhập khẩu và phân phối mặt hàng dầu bôi trơn, mỡ bôi trơn. Nếu muốn nhập khẩu cần phải có giấy phép của Bộ Công Thương. Ngoài ra doanh nghiệp FDI phải chịu trách nhiệm về chủng loại hàng hóa phù hợp.

Thông tư số 14/2015/TT-BKHĐT: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể mua sản phẩm dầu nhờn động cơ tại thị trường Việt Nam để phục vụ cho dự án đầu tư.

Thông tư 39/2018/TT-BTC: quy định hồ sơ hải quan nhập khẩu hàng hóa trong khoản 5 điều 1.

Các thông tư văn bản về nhập khẩu dầu nhờn động cơ

Trên đây là các căn cứ pháp lý quy định thủ tục nhập khẩu dầu nhờn động cơ.

Căn cứ Khoản 1, Điều 1 Thông tư 10/2018/TT-BKHCN: Sản phẩm dầu nhờn động cơ đốt trong phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14:2018/BKHCN. Điều 3 quy định cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chịu trách nhiệm triển khai quy định này.

Như vậy, thủ tục nhập khẩu dầu nhờn động cơ bắt buộc phải làm chứng nhận hợp quy theo QCVN 14:2018/BKHCN. Đồng thời phải đăng ký kiểm tra chất lượng mới được phép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.

Dưới đây là các bước để nhập khẩu mặt hàng dầu nhờn động cơ về Việt Nam

  • Bước 1: Doanh nghiệp nhập khẩu cần đăng ký kiểm tra chất lượng cho mặt hàng dầu nhờn với đầy đủ các thông tin trên nhãn dán.
  • Bước 2: Mở tờ khai hải quan. Sau đó vận chuyển hàng về kho bảo quản.
  • Bước 3: Lấy mẫu đi kiểm tra tại cơ quan quản lý thuộc Bộ Khoa học công nghệ và chứng nhận hợp quy.
  • Bước 4: Nộp kết quả kiểm tra cho nơi đăng ký kiểm tra chất lượng ở bước 1
  • Bước 5: Nộp chứng thư kiểm tra chất lượng cho Chi cục hải quan. Nếu mặt hàng dầu nhờn động cơ đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14:2018/BKHCN sẽ được thông quan.

  Mẫu đăng ký kiểm tra chất lượng

HS CODE VÀ THUẾ NHẬP KHẨU , THUẾ VAT DẦU NHỜN 

Hs code dầu nhờn động cơ đốt trong : 27101943 , Thuế nhập khẩu : 0%, Thuế bảo vệ môi trường 1000 VND/1lit, Thuế VAT 10% 

Quý khách có nhu cầu nhập khẩu dầu nhờn, vui lòng liên hệ tới ALX, số điện thoại 0966287155

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *